banner
 
Home Page
vanhoc

 
Home
 
Saigon Bao.com
Saigon Bao 2.com
 
Liên Lạc - Contact
 
Liên Lạc - Contact
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy
 
Cần Thiết
 
Directory
 
Phụ Trang
 
Mobile Version
BaoThoiSu.com
BaoPhongSu.com
BaoTuDo.com
 
Disclaimer
SaigonBao.com
1999-2021 All rights reserved
 
 
 
Diem Bao industry lifestyle
 
 
 
 
 
 
Trang Nhà -Tài liệu Dân chủ - Lưu trữ 2007 -Tài liệu Lưu trữ
 
 

VIETNAM NEWS NETWORK (VNN)

P.O. Box 661162

Sacramento, CA 95866

Phone & Fax: 916-480-2724

Email: vnn@vnn-news.com

Website: www.vnn-news.com

 

**********************************
Bản Tin Hàng Ngày

Ngày 22 Tháng 08 Năm 2007

**********************************

 

1- Tin Cộng Ðồng 22-08-07

- Hình Ảnh LM. Nguyễn Văn Lý Trong Ngày Lễ Kính Ðức Mẹ Our Lady of Lourdes Grotto, Mission BC

- Giới Trẻ Nỗ Lực Tổ Chức Hội Nghị Chống Tệ Nạn Buôn Người Lần 2

 

2- Tin Việt Nam 22-08-07

- Dân Oan Vẫn Tiếp Tục Biểu Tình Tại Sài Gòn

- Cướp Ngày Là Quan CSVN - Dân Oan Vì Không Dám Nói

- CSVN Bắt Ðầu Kiểm Soát Chặt Thêm Về Thông Tin, Báo Chí

- Nhà Không Số Ðua Nhau Mọc Ở Sài Gòn Với Sự Làm Ngơ Của Cán Bộ CSVN

- Bình Ðịnh Chính Thức Công Bố Dịch Heo Tai Xanh - Thịt Heo Lậu Tiếp Tục Tràn Về Sài Gòn

- Quảng Nam Di Dời Gần 450 Hộ Cư Dân Rời Khỏi Vùng Sạt Lở

- Dân Chúng Kêu Ca Tiền Ðiện Gia Tăng Mạnh Vì Ðồng Hồ Ðiện Mới

- Nông Dân Mang Nợ Vì Nuôi Bò Không Ðẻ

- Dân Quảng Ngãi Phải Dùng Nước Giếng Bẩn Ðục Như Nước Vo Gạo

- Phòng Trà Wonder Bị Cháy Rụi

- Sài Gòn Hội Thảo "Nước Mắm Chứa Urê": Dùng Phân Urê Chế Biến Thực Phẩm Là Phạm Pháp

- Nam Hàn Vẫn Duy Trì Vị Trí Nhà Ðầu Tư Hàng Ðầu Tại Việt Nam

- Thêm 1 Cô Dâu Việt Chết Trên Ðất Hàn

3- Tin Thế Giới 22-08-07

- Miến Ðiện: Biểu Tình Chống Tăng Giá Nhiên Liệu, 13 Nhà Dân Chủ Bị Bắt

- Thủ Tướng Ðức Merkel Ðến London Hội Kiến Với Thủ Tướng Gordon Brown

- Tổng Thống Bush Thất Vọng Về Tiến Bộ Của Chính Phủ Iraq

- Trung Quốc: Nhiều Hãng Xưỡng Vi Phạm Luật Lệ Lao Ðộng

- Venezuela: Quốc Hội Bật Ðèn Xanh Cải Tổ Hiến Pháp Theo Mong Muốn Của TT Chavez

- Iraq: Trực Thăng Mỹ Rớt, 14 Quân Nhân Thiệt Mạng

- Bắc Hàn Ðón Nhận Viện Trợ Quốc Tế Cứu Trợ Nạn Nhân Lũ Lụt

- Kết Thúc Họp Thượng Ðỉnh Mỹ - Mễ - Gia Nã Ðại, Quan Tâm Hàng Nhập Cảng

- Iran Từ Chối Các Cuộc Thanh Tra Mới Của Chuyên Gia IAEA

- Nga Ðề Nghị Cựu Thống Ðốc Ngân Hàng Trung Ương Tiệp Khắc Tranh Ghế Chủ Tịch IMF

- Thủ Lĩnh Taleban Xác Nhận Bin Laden Vẫn Còn Sống

- Thủ Tướng Nhật Bản Thăm Ấn Ðộ

 

**********************************

 

1- Tin Cộng Ðồng 22-08-07

- Hình Ảnh LM. Nguyễn Văn Lý Trong Ngày Lễ Kính Ðức Mẹ Our Lady of Lourdes Grotto, Mission BC

 

(Vancouver BC- VNN) Hôm thứ Bảy 18/08/2007 vừa qua, tại thành phố Mission cách xa thành phố Vancouver khoảng 45 phút lái xe, khoảng 2 ngàn người đã tập trung về Dự Thánh lễ và rước kiệu Ðức Mẹ nhân ngày lễ Kính Ðức Mẹ Our Lady of Lourdes Grotto, Mission BC, hàng năm.

Thánh lễ đặc biệt do Ðức Tổng Giám Mục RayMond Roussin, Giáo Phận Vancouver, chủ tế. Ðặc biệt trong ngày lễ năm nay, một tấm bảng có các bức hình Linh Muc. Nguyễn Văn Lý bị CSVN bịt miệng tại tòa, hình hai Luật Sư Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân với chú thích Anh ngữ đã được dựng bên cạnh Lễ Ðài. Trong suốt buổi lễ, mọi nguời ngồi chung quanh đều nhìn thấy và hiểu được tình trạng đàn áp Tự do Tôn Giáo và nhân quyền hiện nay tại Việt Nam.

Trong phần dâng lời nguyện của đại diện các sắc dân, Ông Cố Tô Văn Hưởng đã đại diện cho Giáo dân Việt Nam đọc lời cầu nguyện xin cho đất nước Việt Nam được sống có Tự Do Tôn Giáo, có Dân Chủ và Nhân Quyền.

Ðược biết, Ông Cố Tô Văn Hưởng cũng là người đã xin ban tổ chức cho phép để các tài liệu và hình ảnh của Linh Mục Nguyễn Văn Lý và các nhà Dân Chủ VN đang bị CSVN đàn áp trong nước tại địa điểm hành lễ. Sau Thánh Lễ, Ông Cố Hưởng cũng đã cùng một số anh em trẻ trong Giáo Xứ đi xin chữ ký của khách hành hương để sau đó nhờ Hội Ðồng Giáo Xứ gởi cho tổ Chức Human Rights Watch. Theo ghi nhận, số chữ ký đã xin được tại chỗ lên đến 700 chữ ký, với khách hành hương đa số là ngưòi Gia Nã Ðại và Phi Luật Tân.

 

 

*Hình Linh Mục Tadeo Nguyễn Văn Lý được dựng bên cạnh lễ đài trong Thánh lễ và rước kiệu Ðức Mẹ nhân ngày lễ Kính Ðức Mẹ Our Lady of Lourdes Grotto, Mission BC. do Ðức Tổng Giám MụcVancouver, Raymond Roussin, chủ tế

 

=END=

 

- Giới Trẻ Nỗ Lực Tổ Chức Hội Nghị Chống Tệ Nạn Buôn Người Lần 2

 

(Westminster-VNN) Sau nhiều ngày tháng chuẩn bị, Hội Nghị chống Tệ Nạn Buôn Người sẽ diễn ra tại Quận Cam, miền Nam California vào 2 ngày 24 và 25 Tháng Tám năm 2007 sắp tới.

Người có sáng kiến đầu tiên trong Dự án này là Bà Jackie Bông, một nhân vật hoạt động xã hội rất nổi tiếng tại vùng thủ đô Washington DC. Năm 2006, Bà đã cùng với trên 20 cơ quan, đoàn thể khác tại địa phương tổ chức một Hội nghị thường niên lần thứ nhất tại thủ đô. Và năm 2007 này, tại California do sự gợi ý của bà, Mạng Lưới Nhân Quyền VN, VietAct (Liên Minh VN chống Nạn Buôn Người) và VAVA (Hội Cử Tri Việt Mỹ) đã cùng nhau hợp tác trong việc tổ chức Hội Nghị thường niên lần thứ hai này (2nd Annual Conference) tại khu vực Little Saigon với sự Bảo trợ của Chapman University và của American Association of University Women.

Ban tổ chức cho biết mục đích của Hội nghị là nhằm tiếp tục đánh động dư luận quần chúng, giới trẻ, giới truyền thông, các giới chức dân cử chú trọng hơn nữa đối với hình thức nô lệ kiểu mới này, mà hiện đang gây ra những tác hại, đổ vỡ bi thảm trong xã hội VN, nhất là tại các miền nông thôn nghèo túng ở trong nước. Hội nghị cũng tìm hiểu Tệ nạn Buôn Người dưới những góc nhìn khác nhau như khía cạnh áp dung Luật pháp, khía cạnh Lao động và khía cạnh Nhân quyền. Hội nghị cũng hướng đến việc đưa ra một kế hoạch hành động cụ thể nhằm chống lại một cách có hiệu quả tệ nạn buôn người ở VN hiện nay.

Hội nghị sẽ gồm có 2 phần:

1/ Ngày 24/8/07 sẽ có một Buổi Tiệc tại Anaheim Plaza Hotel từ 7.00 đến 10.00 PM. Buổi tiệc gồm có cơm chiều, văn nghệ và gây quỹ được kèm theo sự trình bày về tệ nạn buôn người do một vài nhân vật có thẩm quyền chuyên trách. 

2/ Ngày 25/8/07 sẽ được dành trọn buổi sáng và chiều từ 9.00 AM đến 5.00 PM cho việc hội thảo trao đổi, phân tích chi tiết cụ thể về nhiều khía cạnh của tệ nạn buôn người ở VN và tìm kiếm giải pháp chấm dứt được tệ nạn này.

Ðịa điểm Hội thảo là Ðại Học Chapman, One University Drive, Orange CA 92 866 tại Kennedy Hall (Room 237 Law School). Với các thuyết trình viên và hướng dẫn viên được mời trong số các giới chức, chuyên gia có kinh nghiệm hoạt động lâu năm, và với một thành phần tham dự hăng say tích cực tìm hiểu vấn đề, cuộc hội thảo hy vọng sẽ đạt nhiều kết quả tốt đẹp, hầu góp phần làm chặn đứng được tệ nạn buôn người ở VN ngày nay.

Từ mấy tháng nay, các sinh viên trẻ của VietAct đã rất hăng say tích cực hội họp, bàn thảo và chuẩn bị cho Hội nghị này. Nhiều phiên họp đã có đến trên 15 em tíu tít phân công phân nhiệm với nhau, làm việc thật nhịp nhàng ăn ý với nhau. Các em này đã làm cho Bác Trưởng ban Tổ chức Ðoàn Thế Cường cũng như Bà Jackie Bông (vẫn tham gia hội họp hàng tuần qua điện thoại viễn liên từ Washington DC) đều yên tâm và mến phục tinh thần dấn thân phục vụ xã hội của giới trẻ ở hải ngoại.

Về mặt yểm trợ vật chất cũng như tinh thần, cho tới nay Ban Tổ chức đã nhận được nhiều đóng góp hiện kim cũng như hiện vật từ nhiều cá nhân và tổ chức. Ðặc biệt là có một số họa sĩ đã tặng tranh vẽ để Ban tổ chức bày bán đấu giá trong Bữa Tiệc Gây Quỹ ngày 24/8 sắp tới. Và cũng đã có một thương gia hứa sẽ tới mua tranh bán đấu giá để ủng hộ việc làm từ thiện nhân đạo này. Quả thật các em sinh viên đã rất phấn khởi nô nức với sự hưởng ứng nồng nhiệt của các bậc đàn anh chú bác như vậy.

Ban Tổ chức mong được tiếp đón đông đảo bà con trong hai ngày 24 và 25/8 của Hội Nghị lần này tại Quận Cam tại địa điểm và ngày giờ đã ghi trên đây. Sự hưởng ứng của quý vị sẽ là niềm khích lệ đặc biệt lớn lao cho giới trẻ thuộc thế hệ con, cháu của chúng ta ở hải ngoại hiện nay. (Ðoàn Thanh Liêm, BTC)

 

=END=

 

2- Tin Việt Nam 22-08-07

 

- Dân Oan Vẫn Tiếp Tục Biểu Tình Tại Sài Gòn

 

(Sài Gòn-VNN) Nhóm Phóng Viên Tranh Ðấu Vì Công Lý tường trình vào ngày hôm qua cho biết dân oan khiếu kiện vẫn tiếp tục biểu tình tại Sài Gòn trong nhbững ngày qua.

Những hinh ảnh cho thấy, trong hai ngày 20 và 21/8/2007, hơn 200 đồng bào thuộc các tỉnh An Giang, Rạch Giá, Tiền Giang, Bình Thuận, Bến Tre... và một số quận, huyện thuộc TP Sài Gòn tiếp tục đổ về trung tâm thành phố Sài Gòn để biểu tình khiếu kiện, đòi chánh quyền độc tài CSVN phải trả lại đất đai, tài sản, ruộng vườn của đồng bào đã bị chánh quyền CSVN tại các địa phương cướp đoạt phi pháp. Việc làm vô nhân đạo và không nhân tính này của họ đã dồn nhân dân đã khổ cực cùng đường nay lại bị vào cảnh khốn cùng nghèo đói hơn.

Riêng sáng hôm qua 21/8/2007, hàng trăm đồng bào Dân Oan các tỉnh nói trên, họ đã tập trung trước trụ sở tiếp dân của chánh quyền độc tài CSVN, đặt tại số 210 đường Võ Thị Sáu, quận 3 TP Sài Gòn. Sau đó đoàn người đồng loạt kéo đi diễu hành quanh khu vực trung tâm thành phố thuộc các quận 1 và 3, rồi tiến đến vây trước dinh thự nguy nga của chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết tại địa điểm số 21 đường Kỳ Ðồng, quận 3, ngay trung tâm thành phố. Lực lượng công an CSVN được điều đến để bảo vệ tư dinh của ông trùm chế độ độc tài CSVN Nguyễn Minh Triết, con số lên tới hơn 300 tên được trang bị hùng hậu nhằm trấn áp và khủng bố tinh thần đoàn biểu tình, nhưng không hề làm đồng bào nao núng tinh thần. Ðồng bào đã hô vang các khẩu hiệu đòi nhà nước CSVN trung ương phải ra tay can thiệp giúp hoàn cảnh đã bị cùng đường khốn khổ của Dân oan. Nhưng đáp lại là sự im lặng và những xe chở đầy cảnh sát cơ động được trang bị vũ khí và các công cụ hiện đại sẵn sàng ra tay đàn áp bà con.

Sau đó họ kéo đến tư dinh của thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng để tiếp tục cuộc đấu tranh đòi tài sản đã bị cướp bóc, đòi công bằng xã hội và công lý. Khi họ đi đến nữa chừng thì có 1 phụ nữ dân oan tên là chị Hiền quê tỉnh Bình Ðịnh bị ngất xỉu vì đói khát, kiệt sức sau nhiều ngày tham gia biểu tình đấu tranh cùng bà con tại đây. Vì vậy đoàn biểu tình đã phải quay về chổ cũ tại địa điểm 210 đường Võ Thị Sáu để tạm dừng cuộc đấu tranh và cho người đưa chị Hiền đi cấp cứu.

Trong đoàn biểu tình hôm qua, có rất nhiều cháu bé tuổi còn thơ dại cũng phải mặc áo có dòng chữ tố cáo chính quyền CSVN cướp đất, cướp nhà của gia đình mình, đẩy gia đình, bố mẹ các cháu vào cảnh nghèo đói, và các cháu bị thất học lang thang. Chính cảnh ngộ thương tâm như vậy đã làm cho hàng ngàn người dân Sài Gòn qua đường rất xúc động, căm phẫn thêm chế độ phản dân hại nước thối nát đến tột cùng, trong khi đám quan CSVN phè phởn trên mồ hôi nước mắt của đồng bào đau khổ.

Nhìn chung cuộc biểu tình xuống đường của nhân dân các tỉnh nói trên đã diễn ra rất quyết liệt và chắc chắn trong vài ngày tới số đồng bào tham gia đấu tranh trở về tập trung tại Sài Gòn sau cuộc đàn áp tàn bạo của công an CSVN đêm 18/7/2007 sẽ ngày càng gia tăng và thêm đông đảo hơn nữa.

Một số đài phát thanh của đồng bào hải ngoại ở Úc Châu và Hoa Kỳ đã thực hiện phỏng vấn đồng bào ngay tại chỗ trong lúc cuộc biểu tình đang diễn ra rất sôi nổi.

Tin tức cho biết, cuộc xuống đượng biểu tình của dân oan sẽ tiếp tục trong những ngày kế tiếp để vạch mặt những kẻ cầm quyền bất lương, xảo trá lừa bịp đồng bào coi thường lợi ích của nhân dân, và đòi lại quyền lợi chính đáng của đồng bào đã bị tước đoạt trắng trợn. (Nhóm Phóng Viên Ðấu Tranh Vì Công Lý)

 

* Một số hình ảnh dân oan biểu tình ngày 20 và 21-8-2007 tại Sài Gòn. (Nhóm Phóng Viên Ðấu Tranh Vì Công Lý)

=END=

 

- Cướp Ngày Là Quan CSVN - Dân Oan Vì Không Dám Nói

 

(Bình Thuận-VNN) Hiện giờ tại Bình Thuận, rất nhiều người dân phẩn uất vì bị cướp đất trắng trợn. Không cần là chuyện của 20 năm hay 30 năm về trước, chỉ mới đây thôi.

Tại xã Lương Sơn - huyện Bắc Bình, nhiều người dân tự đi khai hoang theo chương chình Kinh tế mới của nhà nước CSVN từ năm 1990. Sau bao năm vất vã bám đất cày bừa trồng tỉa, nhờ trời năm được năm thua. Theo phóng viên PTDCVN tại Bình Thuận, Phạm Văn Quang, dù khổ cực, nhưng người dân vẫn tin rằng "tấc đất tấc vàng", và nay vàng vừa tới tay đã bị quan trên cướp mất. Ðất người dân đang thâm canh trồng mì, tỉa đậu, nay quan xã bảo là "Ðất quan, quan lấy lại " có phải là DÂN OAN? Bây giờ quan mang đất cướp được, cấp cho người khác. Ðúng là QUAN DẦN DÂN - DÂN OAN.

Dân oan tại xã Lương Sơn rất nhiều, nhưng vì trình độ dân trí không bằng quan, nên đành ngậm miệng khóc thầm, chờ đèn trời soi xét. Họ không biết nhờ cậy ai để cho họ bày tỏ nổi oan ức của mình. Chuyện ngày xưa đất ông bà bị cướp đưa vào HTX, chưa đòi lại được. Nay con cháu cũng vì nghèo vào núi thẳm rừng sâu khai hoang, khi đất cho được cái ăn cái mặc, lại bị cướp trắng tay. Hỏi thời đại gì đây mà Nông Dân lại không có đất cấy cày.

Hai năm nay người dân xã Lương Sơn kêu trời không thấu, đất mỗi hộ mấy mẫu cho mười mấy miệng ăn, giờ trắng tay không biết lấy gì mà sống.

Danh sách những người dân oan, mà không dám kêu nhiều lắm. Nhờ bà con trong và ngoài nước ai có cách nào giúp đỡ cho người Nông dân xã Lương Sơn, giãi được nỗi oan này:

Gia đình Nguyễn Ngọc Ðiệp có 2,5 hecta bị lấy mất sạch.

Gia đình Bà Quế 4 hecta cũng chẳng còn.

Gia đình Lê Thị Hiệp 4 hecta.

Gia đình Nguyễn Văn Tín 7 hecta.

Gia đình Ô. Xóm ở Lương Bình bị cướp mất 3 hecta.

Gia đình Ngô Văn Toàn 7 hecta.

Gia đình Bà Thảo 4 hecta.

Gia dình Ô. Ty 5 hecta.

Gia đình Ngô Quốc Thuận 3 hecta.

Gia đình Ô. Sáu Hoàng 6 hecta.

Gia đình Ô. Cường 5 hecta.

Gia đình Ô. Hợp 4 hecta.

Gia đình Bà Ba 4 hecta.

Còn nhiều lắm, nhưng làm sao để giúp họ nói lên được nỗi oan khiêng. Họ mong có vị Luật sư nào đó không phải là người của nhà nước, giúp cho bà con chuyện đơn từ kiện thưa. Bây giờ bà con không ai dám tin vào miệng của ông xã - ông huyện - ông tỉnh của chế độ này nữa rồi, vậy còn ai để cho họ tin đây. Người NÔNG DÂN VIỆT NAM muôn đời vẫn là DÂN OAN. (PV. PTDCVN tại Bình Thuận-Phạm Văn Quang)

 

=END=

 

- CSVN Bắt Ðầu Kiểm Soát Chặt Thêm Về Thông Tin, Báo Chí

 

(Sài Gòn-VNN) Sau khi 2 Phó tổng biên tập có xu hướng "đổi mới" của Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Sơn Phước và Quang Vĩnh, đã trở thành những nạn nhân đầu tiên của chiến dịch "làm sạch báo chí"; đảng CSVN đã bắt đầu cho áp dụng một loạt các biện pháp nhằm kiểm soát mọi thông tin báo chí trong nước. Buộc tất các cơ quan truyền thông vốn đã không được hoạt động tự do, nay phải loan tải tin tức đúng theo các chỉ thị của đảng CSVN.

Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng hôm thứ Ba 21-8 đã lại lên tiếng "yêu cầu gắn kết báo chí, và không để sót bất cứ khía cạnh nào trên lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đại chúng."

Trong cuộc họp với Bộ Thông tin và Truyền thông tại Hà Nội sáng thứ Ba, ông Dũng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của truyền thông và lưu ý phải chú trọng hơn nữa việc tích hợp thông tin báo chí với công nghệ thông tin toàn cầu qua internet. Ông cũng nhấn mạnh đến chức năng quản lý nhà nước trong các lãnh vực như Báo chí, Xuất bản, Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin. Ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các đơn vị sớm trình cho chính phủ bản dự thảo để xem xét. Tất cả những thay đổi này sẽ được chính thức ban hành vào cuối tháng 8-2007, và theo đó những tờ báo, tạp chí nào vi phạm sẽ bị trừng phạt nặng.

 

=END=

 

- Nhà Không Số Ðua Nhau Mọc Ở Sài Gòn Với Sự Làm Ngơ Của Cán Bộ CSVN

 

(Sài Gòn - VNN) Nhiều khu phố không tên, những căn nhà không số, hiện đang mọc lên như nấm ở Saigon, mà ai cũng hiểu là do sự bao che của những cán bộ để khai thác thị trường địa ốc đang tăng giá tại đây.

Báo chí trong nước vào những ngày qua đã phanh phui sự việc này, đăng bài tố cáo cho biết rằng, ở khu phố 6 thuộc phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Ðức, người ta thấy những căn nhà mới xây san sát. Những căn nhà này không có giấy tờ, nhưng khi bị phát hiện thì được biết là của những cán bộ cấp cao, nên chỉ cần nộp phạt là xong tội xây dựng trái phép. Một trong những điểm nóng về xây dựng trái phép, nơi mọc lên những khu phố bất hợp pháp hiện nay là phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Ðức. Nơi đây đất được phân lô, chia nền, xây dựng sẵn và bán với giá rất rẻ so với thị trường. Những dãy nhà san sát nhau và được chia nền khá cân đối, mỗi căn có diện tích 4 nhân 10 hoặc 4 nhân 12 vừa được xây xong, khá khang trang và sạch sẽ. Mỗi căn được bán với giá 350 triệu đồng tức khoảng hơn 40.000 đô-la. Khi được hỏi giấy tờ nhà đất, người môi giới cho biết ở đây tất cả đều chung sổ đỏ vì đất chung nền. Còn giấy hồng thì không có, nhưng người bán nói rằng cứ yên tâm vì đã có mấy chục người mua và đã ở rồi, không có vấn đề gì. Những người đã ở đây xác nhận nhà đều xây trái phép, khi xây xong, lực lượng quản lý đô thị đi kiểm tra, phát hiện thì họ sẽ đóng phạt, thế là xong và coi như nhà đã được hợp thức hóa. Những khu vực như vậy đang xảy ra không chỉ riêng ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Ðức, mà còn ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, quận 7, Tân Phú. Chỉ cần sau một đêm, một khu đất trống có thể đã được chia nền, phân lô; chỉ cần một tuần, khu đất trống sẽ biến mất mà thay vào là những căn nhà mới dưới sự bảo trợ của những cán bộ cao cấp địa phương. Cho đến nay nhà cầm quyền CSVN vẫn chưa lên tiếng trả lời gì về những lời tố cáo này. Những người hiểu chuyện cho biết, đây không phải là diễn biến mới, thực tế này đã kéo dài nhiều năm nay. Cán bộ khi được hỏi thì biện minh rằng do lực lượng ít người, không thể kiểm soát hết được, hoặc do nhận thức người dân thấp, không tuân thủ pháp luật. Thế là xong!

 

=END=

 

- Bình Ðịnh Chính Thức Công Bố Dịch Heo Tai Xanh - Thịt Heo Lậu Tiếp Tục Tràn Về Sài Gòn

 

(Bình Ðịnh - VNN) Hôm 21/8, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Ðịnh Vũ Hoàng Hà đã ký quyết định công bố dịch heo tai xanh trên địa bàn xã Cát Hanh (huyện Phù Cát) và thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước), và yêu cầu chủ tịch UBND huyện Phù Cát và huyện Tuy Phước chỉ đạo thực hiện tiêu hủy số heo mắc bệnh, cũng như tổ chức tiêm phòng bao vây trên đàn heo trong vùng dịch, đồng thời lập chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên các trục đường giao thông chính ra vào vùng dịch 24/24 giờ.

Trong khi đó, cũng trong cùng ngày 21/8, trạm thú y quận Bình Thạnh và đoàn kiểm tra liên ngành Sài Gòn phát giác một xe khách 15 chỗ chạy từ hướng xa lộ Hà Nội vào trung tâm thành phố chở một số lượng lớn thịt heo làm sẵn nhưng không xuất trình được giấy kiểm dịch.

Nhiều trường hợp vận chuyển thịt heo trái phép bằng xe máy cũng đã bị đoàn kiểm tra phát giác liên tiếp sau đó. Nhân viên kiểm tra cho biết, tổng số lượng thịt heo tịch thu đưa đi tiêu hủy có hơn 1.200kg. Theo các chủ hàng, số thịt trên được lấy từ một số điểm giết mổ tại Ðồng Nai cung cấp cho một số chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố như Nguyễn Ðình Chiểu, Bàn Cờ...

 

*Dù có trạm kiểm dịch nhưng thịt heo lậu vẫn vào được Sài Gòn.

 

=END=

 

- Quảng Nam Di Dời Gần 450 Hộ Cư Dân Rời Khỏi Vùng Sạt Lở

 

(Quảng Nam - VNN) UBND tỉnh Quảng Nam ngày 21/8 cho biết, cả tỉnh vừa di dời gần 448 hộ dân trong vùng nguy cơ cao về sạt lở và lũ quét đến nơi tái định cư an toàn.

Mặc dù hầu hết các gia đình trong diện di dời đều khó khăn nhưng trước nguy cơ thiên tai đe dọa, bà con đã tự nguyện di dời với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền CSVN tại địa phương. Ngoài số tiền 2 triệu đồng/hộ theo qui định của trung ương, tỉnh Quảng Nam còn hỗ trợ mỗi hộ 1 triệu đồng, giúp người dân đủ kinh phí di chuyển nhà cửa.

Trong số di dời đợt này có 300 hộ dân được định cư tập trung tại 5 khu vực, gần 200 hộ còn lại di dời xen ghép vào các khu dân cư để an toàn trong mùa mưa bão. Tỉnh Quảng Nam cũng đang gấp rút xúc tiến di dời 71 hộ dân vùng núi Ðầu Voi, huyện Tiên Phước - khu vực có nguy cơ cao nhất về sạt lở trước tháng chín năm nay.

 

=END=

 

- Dân Chúng Kêu Ca Tiền Ðiện Gia Tăng Mạnh Vì Ðồng Hồ Ðiện Mới

 

(Cà Mau - VNN) Nhiều tháng qua, người dân Cà Mau kêu trời vì tiền điện tăng quá nhanh. Ông Trần Long Huy (ở khóm 2, phường 4) cho biết: "Tiền điện tăng cao kể từ sau khi mấy ông điện lực thay đồng hồ điện. Nhà tôi bình thường sử dụng 60-70kWh/tháng, nay lên đến cả trăm ký điện mỗi tháng".

Ông Nguyễn Tuấn, chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc, cho biết: "Người dân đang rất bức xúc về chuyện tiền điện tăng cao sau khi thay đồng hồ điện. Qua tìm hiểu bước đầu, chúng tôi khẳng định người dân nói đúng. Ngay cả trụ sở UBND của chúng tôi, trước đây chỉ tốn 1,5 triệu đồng/tháng, nay phải trả đến trên 3 triệu đồng/tháng".

Không chỉ ở thành phố Cà Mau và huyện Ngọc Hiển mà theo tình hình tiền điện đã tăng vọt do đồng hồ chạy phi mã đã lan rộng khắp tỉnh.

Ông Nguyễn Ngọc Ðáng, phó giám đốc phụ trách kinh doanh Ðiện lực Cà Mau, nói: "Người dân phản ảnh tiền điện tăng là có thật. Hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: một là đồng hồ điện bị thay đã quá cũ, đo điện không còn chính xác. Hai là tại mấy ông dịch vụ bán lẻ điện làm sai".

Cụ thể do tính chất hợp đồng với các dịch vụ bán lẻ điện - trả hoa hồng theo đầu hóa đơn chứ không theo sản lượng điện tiêu thụ - nên nhiều dịch vụ bán lẻ điện đã tiết kiệm tiền đi lại, ghi khống chỉ số điện năng tiêu thụ, khiến điện năng tiêu thụ bị dồn ở kỳ ghi thực tế. Khi điện năng tiêu thụ bị dồn, với cách tính lũy tiến - tăng dần giá tiền lên, sử dụng càng nhiều càng trả giá cao - khách hàng sẽ phải trả một số tiền cao hơn rất nhiều so với số tiền thực tế phải trả.

 

 

*Phó giám đốc Ðiện lực Cà Mau Nguyễn Ngọc Ðáng kiểm tra đồng hồ "phi mã" tại Cà Mau

 

=END=

 

- Nông Dân Mang Nợ Vì Nuôi Bò Không Ðẻ

 

(Sóc Trăng - VNN) Nghe theo dự án giúp nông dân xóa đói giảm nghèo bằng cách nuôi bò cái sinh sản, coi như lấy công làm lời, nhiều hộ nghèo nuôi bò ở các huyện: Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Mỹ Tú... tỉnh Sóc Trăng lại nghèo thêm vì... bò đẻ không đẻ, và bò sữa không cho sữa.

Chị Trà Lươl là một trong những người nghèo tham gia dự án được vay 7 triệu đồng để mua bò cái đã được phối giống với giá 5,5 triệu đồng/con nhưng chờ hoài chẳng thấy bò sinh sản. Giữ lại sợ ôm thêm nợ nên chị đã quyết định bán bò với giá 3,8 triệu, lỗ 1,7 triệu đồng. Chị Lươl nói: "Khi mua chủ bò cho biết bò cái đã có chửa nên tôi mới mua để được lời bò con. Chờ gần cả năm nhưng bụng bò cứ lép kẹp nên phải bán để không tốn thêm công chăm sóc".

Bi đát hơn là hai nông dân ở xã Tài Văn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), được dự án giao bò cái lai Sind sinh sản, nhưng những con bò này không có nguồn gốc rõ ràng. Khi bị bệnh lở mồm long móng, ngành thú y buộc tiêu hủy mới biết đây là bò thịt. Tương tự, nhiều nông dân nuôi bò từ nguồn vốn dự án xóa đói giảm nghèo ở xã Thuận Hòa, huyện Mỹ Tú cũng mang nợ vì bò không đẻ.

Ba năm trước, anh Thạch Mai ở ấp Trà Quýt A, xã Thuận Hòa vay 5 triệu đồng để nuôi bò. Tuy nhiên một trong hai con bò cái do cán bộ nông nghiệp xã mua ở Tri Tôn (An Giang) mang về chuyển giao cho anh nuôi hoài không đẻ. Anh Mai than thở: "Tôi phải vay thêm 7 triệu đồng để trả nợ trước đây".

Không chỉ bò cái không đẻ, ở đây còn có chuyện bò sữa không cho sữa. Hơn một năm trước, chị Sơn Thị Thanh ở ấp Tiếp Nhựt, xã Viên An, huyện Mỹ Xuyên vay 10 triệu đồng để mua một con bò sữa về nuôi nhưng đến nay bò vẫn không cho sữa dù đã đẻ một lứa. Gần nhà chị Thanh, bà Triệu Thị Nguyên cũng vay tiền ngân hàng mua một con bò sữa với giá 9,8 triệu đồng nhưng hiện nay mỗi ngày vắt chỉ được khoảng... 1kg sữa. Chị Nguyên than thở: "Sữa lên giá thấy ham nhưng bò của tôi đẻ một lứa rồi mà chỉ cho sữa nhỏ giọt. Mấy tháng trước phải mua sữa bên ngoài mang về cho bò con uống vì bò mẹ không cho sữa, nên giờ đây không biết lấy đâu ra tiền để trả vốn lẫn lãi cho ngân hàng".

Ông Triệu Hường - phó chủ tịch UBND xã Viên An - cho rằng khoảng 70% bò sữa không cho sữa, có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là do chất lượng con giống và kỹ thuật chăm sóc. Ông Hường cho biết: "Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát lại để có những đánh giá chính xác về nguyên nhân bò không cho sữa. Nếu bò tốt mà người dân nuôi không đúng kỹ thuật thì phải trả nợ đúng hạn theo cam kết với ngân hàng. Hộ nào nuôi đúng phương pháp nhưng bò không cho sữa thì sẽ đề nghị ngân hàng cho gia hạn nợ vì đa số đều là hộ nghèo".

Theo số liệu thống kê chính thức của Chi cục Thú y tỉnh Sóc Trăng, hiện nay toàn tỉnh có 1.988 con bò sữa nhưng chỉ có... 307 con cho sữa với sản lượng 2,7 tấn/ngày. Như vậy, trung bình sáu con bò sữa mới có một con cho sữa.

 

=END=

 

- Dân Quảng Ngãi Phải Dùng Nước Giếng Bẩn Ðục Như Nước Vo Gạo

 

(Quảng Ngãi - VNN) 750 hộ dân của xã Ðức Hoà, huyện Mộ Ðức (Quảng Ngãi) đang phải dùng nước bẩn từ nhiều năm qua. Hàng trăm giếng nước dọc sông Thoa bỗng nhiên đục như nước vo gạo!

Hiện tượng "nước vo gạo" này bắt đầu từ giếng nước bà Ngô Thị Thận - ở thôn Phước Thiện, xã Ðức Hoà, huyện Mộ Ðức. Ðây là giếng nước có tiếng là sạch và mát từ 30 năm qua.

Thế nhưng, 5-6 năm trở lại đây, nước ngả sang màu nhờ nhờ rồi đục ngầu như nước vo gạo. Bà Thận dùng máy bơm hút sạch nước cũ, sau đó rắc vôi khử trùng, hy vọng nước sẽ trong trở lại nhưng vô ích.

Giờ thì 200 giếng của thôn Phước Thiện rơi vào "tình cảnh" tương tự, cái thì đục như nước vo gạo, cái thì vàng như nghệ, Ông Huỳnh Thanh Vân cho biết, gia đình ông đã bỏ giếng cũ, thuê thợ khoan giếng về khoan cái mới, sâu trên 20 mét nhưng nước vẫn đục ngầu.

Không chỉ có thôn Phước Thiện, từ mấy tháng nay, gần 500 giếng nước khác của ba thôn còn lại của xã Ðức Hoà cũng "nối gót" theo các giếng nước của Phước Thiện. Sông Thoa là một nhánh của sông Vệ, từ ngày có công trình thuỷ lợi Thạch Nham nên vai trò tưới nước của sông Thoa gần như chấm dứt, trở thành con sông "chết", nước luôn tù đọng.

Ðã vậy, người dân sống dọc sông Thoa biến nó thành bãi chứa rác khổng lồ. Có thể đây là nguyên nhân chính dẫn đến nước đục chăng? Theo ông Nguyễn Thái - Trưởng thôn - thì vùng Ðức Hoà thời chiến tranh là "túi" đựng pháo của Mỹ, rất nhiều bom lân tinh (pháo sáng) còn sót lại đến nay. Bây giờ là lúc chúng thẩm thấu vào nguồn nước!

Ðiều đáng lo ngại hiện nay là hàng trăm giếng nước dọc sông Thoa đã bị ô nhiễm, nhưng người dân vẫn phải dùng nó để ăn uống hàng ngày. Lác đác trong làng có người chết vì bệnh ung thư kể từ sau khi các giếng nước ở đây bị ô nhiễm. Gia đình bà Ngô Thị Thận có ba người gồm cha chồng, chồng và đứa cháu đã bị chết do cùng một căn bệnh ung thư trong vòng 5 năm qua. Gia đình ông Ðinh Phán cũng có người chết vì căn bệnh này.

Trong nhiều năm qua, chính quyền xã Ðức Hoà đã có tờ trình gửi các cấp đề nghị cử cán bộ chuyên môn về xem xét nguồn nước bị ô nhiễm, đồng thời xây dựng tại đây một công trình nước sạch, nhưng chưa thấy cơ quan nào giải quyết. Mới đây, nhân có đại biểu Quốc hội khoá XII về tiếp xúc cử tri, dân dọc sông Thoa một lần nữa lại kiến nghị. Hy vọng những "ghi nhận" và "sẽ phản ánh" của các vị đại biểu Quốc hội sẽ giúp cho gần một ngàn hộ dân dọc sông Thoa sớm có một công trình nước sạch...

 

 

 

*Nước giếng đóng sâu trên 20 mét cũng bị ô nhiễm

 

=END=

 

- Phòng Trà Wonder Bị Cháy Rụi

 

(Thừa Thiên, Huế - VNN) Khoảng 22g tối 21/8, phòng trà Wonder ở số 85 Nguyễn Huệ, thành phố Huế bị bốc cháy dữ dội. Theo các nhân chứng có mặt tại hiện trường thì ngọn lửa xuất phát từ quầy bar, rồi nhanh chóng lan ra toàn bộ phòng trà.

Ngay lập tức, lực lượng phòng chữa cháy đã điều 5 xe chữa cháy đến hiện trường, nhưng cho đến hơn 0 giờ cùng ngày, ngọn lửa vẫn chưa được khống chế. Khi cháy xảy ra, trong phòng trà có khoảng 30 khách đang khiêu vũ, cùng hàng chục nhân viên phục vụ, nhưng rất may là tất cả đều thoát kịp ra ngoài.

Chỉ có bà chủ phòng trà tên là Phượng, đã thoát được ra ngoài, nhưng sau đó lại quay vào để lấy tư trang, vật dụng... Cho đến hơn 23g30, bà Phượng vẫn còn mắc kẹt trong đám cháy. Theo lời các nhân viên y tế tại hiện trường thì nhiều phần là bà Phượng đã chết.

Wonder, theo như đăng bộ với các cơ quan chức năng thì chỉ là một phòng trà, nhưng nhiều năm nay lại tổ chức khiêu vũ hàng đêm và thu hút nhiều người tham gia. Rất nhiều lần Thanh tra Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên-Huế đã kiểm tra, xử phạt, nhưng việc kinh doanh khiêu vũ không phép vẫn tiếp tục xảy ra...

 

*Quang cảnh vụ cháy ở Bar Wonder

 

=END=

 

- Sài Gòn Hội Thảo "Nước Mắm Chứa Urê": Dùng Phân Urê Chế Biến Thực Phẩm Là Phạm Pháp

 

(Sài Gòn - VNN) Ngày 21/8, tại Sài Gòn đã diễn ra một cuộc hội thảo chuyên đề: "Nước mắm chứa urê - thực trạng và giải pháp".

Tại hội thảo, thạc sĩ Nguyễn Anh Chinh cho rằng: Ngoài những yếu tố ngoại sinh như: Sử dụng urê trong công đoạn ướp cá, trong quá trình chế biến, bảo quản... còn có khả năng urê xuất hiện nội sinh trong quá trình làm nước mắm. Tuy nhiên chỉ khi nào dùng cả nội tạng cá làm nguyên liệu chế biến nước mắm thì chắc chắn qua quá trình thuỷ phân sẽ sinh ra urê, vì urê có trong nội tạng cá.

Trước đây, nhà sản xuất không dùng nội tạng cá nên sản phẩm hoàn toàn không có urê mà độ đạm cũng rất cao. Còn hiện nay, nhiều nhà sản xuất sử dụng công nghệ khác nên chưa thể xác định được nồng độ urê cao có phải do phương pháp chế biến hay không, hay là do nhà sản xuất tận dụng cả nội tạng cá để sản xuất nước mắm?

Thạc sĩ Chinh cũng cho biết: "Theo tiêu chuẩn quốc tế, lượng urê cho phép trong thực phẩm là dưới 5mg/kg. Ở ta, liều lượng urê an toàn mà Hội Lương thực thực phẩm Sài Gòn kiến nghị là 0,05g/kg (tức là 50g/kg), cao hơn 10 lần so với tiêu chuẩn quốc tế." Nhưng, khi lý giải thêm về điều này, thạc sĩ Anh Chinh nói: Có lẽ, Hội Lương thực thực phẩm đã khảo sát, và có những cơ sở khi đưa ra con số này.

BS Nguyễn Xuân Mai - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng phát biểu: "Việc ngư dân dùng urê ướp cá là có thật. Các cơ quan chức năng cũng đã bắt được nhiều trường hợp vi phạm. Nhưng việc người sản xuất cho urê vào nước mắm thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khách quan".

BS Nguyễn Xuân Mai cũng đưa ra quan điểm: "Urê là chất thải. Ðối với người bình thường, có thể dung nạp hơn 15-20mg, hoặc thậm chí cao hơn, vì nó có thể được thải ra. Trong sản xuất thì urê cũng được sử dụng trong mỹ phẩm, dược phẩm nhưng hạn chế, và điều bắt buộc đó phải là urê nguyên chất. Còn việc dùng phân đạm có urê trong sản xuất thực phẩm là phạm pháp".

Trao đổi về giải pháp trước thực trạng nước mắm có urê, thạc sĩ Chinh nêu ý kiến: Hiện ta vẫn xác định độ đạm của nước mắm bằng nitơ tổng, vì thế mới có chuyện cho urê vào để tăng lượng nitơ. Nếu chỉ xác định dựa trên độ đạm amin (tức là chỉ đo nitơ amin) thì lúc đó có muốn cho urê vào cũng không có tác dụng.

Cũng với quan điểm này, về phía người sản xuất, ông Phạm Ngọc Dũng - Tổng GÐ Công ty Việt Thương Hải - cho biết: "Chúng ta quá đặt nặng giá trị dinh dưỡng của nước mắm (độ đạm), điều này là không cần thiết. Chỉ nên xem nước mắm là một gia vị. Ðể quản lý chất lượng nước mắm, cần xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trong khâu quản lý, phân tích... để có những đánh giá phù hợp".

Hiện nay phương pháp kiểm tra nước mắm đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bốn đơn vị kiểm nghiệm uy tín của Sài Gòn sẽ ngồi lại cùng thảo luận và đưa ra chuẩn thống nhất trong việc kiểm nghiệm hàm lượng urê trong nước mắm - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng BS Mai cho biết.

 

 

*Kiểm tra thành phẩm nước mắm tại một cơ sở.

 

=END=

 

- Nam Hàn Vẫn Duy Trì Vị Trí Nhà Ðầu Tư Hàng Ðầu Tại Việt Nam

 

(Hà Nội - VNN) Theo Ðại sứ quán Nam Hàn, đầu tư từ Nam Hàn vào Việt Nam đang tăng nhanh và sẽ tiếp diễn trong tương lai, góp phần giữ vị trí nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam của nước này.

Tại "Hội thảo Quốc tế về Lịch sử Quan hệ Việt Nam-Ðại Hàn", tổ chức tại Hà Nội ngày 20/8, ông Choe Hyoung-Chan, Tham tán Kinh tế tại Ðại sứ quán Nam Hàn tại Việt Nam cho biết, với 2,42 tỷ đôla đầu tư mới và tăng vốn vào Việt Nam trong năm 2006, Nam Hàn đã vượt qua nhiều nước và vùng lãnh thổ để trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài số 1 tại Việt Nam.

Ðầu tư của Nam Hàn tập trung vào một số lĩnh vực như dệt may, da giày, hàng điện tử, bất động sản và cơ sở hạ tầng. Các dự án trong lĩnh vực xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng góp phần quan trọng giúp tăng đầu tư của Nam Hàn tại Việt Nam.

 

Trao đổi với nhà báo, ông Choe cho biết, ông không thấy có bất cứ thách thức nào cản trở xu hướng đầu tư của Nam Hàn vào Việt Nam trong thời gian trước mắt. Vì vậy, Nam Hàn chắc chắn sẽ tiếp tục giữ vị trí là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam trong tương lai gần.

Nhân dịp lần đầu tiên tổ chức Hội thảo quốc tế về lịch sử quan hệ Việt-Hàn, ông Choe có nhận xét rằng, Việt Nam và Nam Hàn có nhiều điểm chung, đặc biệt là những điểm tương đồng về lịch sử và văn hóa. Ông cho rằng, những điểm tương đồng này là "yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển quan hệ giữa hai nước".

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư CSVN, vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nam Hàn vào Việt Nam đang ngày càng tăng. Tính đến tháng 7/2007, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Nam Hàn đạt trên 10,33 tỉ đôla, đưa nước này lên vị trí dẫn đầu các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam./.

 

=END=

 

- Thêm 1 Cô Dâu Việt Chết Trên Ðất Hàn

 

(Cần Thơ - VNN) Không chịu nổi sự hành hạ của chồng, thêm một cô dâu trẻ đang mang thai túm lấy rèm cửa, buông mình từ ban công tầng lầu 9 của tòa nhà để đào thoát nhưng rèm cửa đứt và thảm nạn xảy ra...

Ðài truyền hình MBC (Nam Hàn) đã loan tin này và nói cô dâu Việt tên "Trần Thị Thu An" đã chết tức tưởi và thảm khốc trên quê chồng. Tên Trần Thị Thu An là do đài truyền hình đổi khác, thực ra cô dâu này sau khi phối kiểm tên là Lê Thị Kim Ðồng, quê ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Ðỏ, thành phố Cần Thơ. Cô gái trẻ Kim Ðồng đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 30-4-2007 vừa qua, sau cuộc đào thoát bất thành từ nhà chồng trước đó năm ngày.

Giờ chỉ có vài tấm ảnh của Kim Ðồng trong tập album do gia đình cung cấp. Ðó là những tấm ảnh hiếm hoi được chụp trong ngày cưới của cô gái. Trong bức ảnh, cô gái xinh xắn và nụ cười rạng ngời hạnh phúc bên chồng. Cô còn rất trẻ, 21 tuổi.

Ðến ngày 10/7/07 vừa qua, trong chương trình "Nhật ký phóng viên" (một chương trình khá ăn khách), Ðài truyền hình MBC mới phát bản tin về cái chết đáng thương của một cô dâu Việt này. Theo MBC, cô dâu có tên "Trần Thị Thu An" (tên Kim Ðồng đã được MBC đổi) đang có thai và do bị gia đình nhà chồng hành hạ, đã tìm mọi cách trốn khỏi nhà chồng.

Vào 12g đêm 25-4-2007, từ chung cư ở Daegu (một thành phố miền trung Nam Hàn, cách thủ đô Seoul 400km), cô dâu trẻ này đã tìm cách trốn khỏi nhà nhưng cô không dám đi thang máy, vì sợ camera của thang máy phát hiện nên đã buộc rèm cửa vào người và đu xuống từ ban công lầu 9.

Không may rèm cửa bị tuột và cô bị thương rất nặng. Cô được đưa vào bệnh viện cứu chữa nhưng đến ngày 30-4 thì không qua khỏi.

Theo một phóng viên ở VN, cũng như nhiều người tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Ðỏ, Cần Thơ, gia đình cô rất nghèo. Trước khi cô đi lấy chồng, gia đình đang chịu món nợ 60 triệu đồng do mùa màng thất bát liên tục.

Khi đến thăm gặp Bà Nguyễn Thị Huệ (mẹ Kim Ðồng) đang ở nhà một mình, ôm mặt nức nở nói: "Từ ngày con tôi chết, tôi khóc hết nước mắt. Ðời sao quá đen bạc với con. Cũng vì cái khó của gia đình mà Ðồng nhất quyết ra đi để cha mẹ già ở nhà bớt khổ. Lấy chồng Hàn Quốc tôi cứ tưởng đâu con sẽ hạnh phúc...".

Ðể lấy chồng Hàn, Kim Ðồng phải lên Sài Gòn theo một đường dây tuyển chọn cô dâu cho các chú rể Hàn. Do có nhan sắc nên cô được phía "đối tác" ưng ý liền và ngay sau đó là một đám cưới tập thể với ba đôi vợ Việt chồng Hàn Quốc khác, được tổ chức tại Ðầm Sen ngày 13-9-2006. Xong đám cưới nhà gái chỉ nhận được 300 đôla và duy nhất một tấm hình cưới tập thể khổ to.

Sau đó cô dâu trở về quê làm giấy tờ, còn chú rể quay về Hàn Quốc. Ðến ngày 14-1-2007 Kim Ðồng được rước qua Hàn Quốc, sau đó sáu ngày cô được làm đám cưới tại xứ kim chi. Qua xứ Hàn được một tháng, cô gửi về cho gia đình được 300 đôla lo sửa lại căn nhà lá vốn đã mục nát.

Nhưng tiếp sau đó là những bi kịch dồn dập đến. Chồng nhốt trong nhà không cho ra ngoài, đánh đập cô tàn nhẫn và bắt "phục vụ" suốt đêm không cho ngủ khiến cô hoảng loạn...

"Nhiều lần con gái tôi điện thoại về khóc nức nở, nói bị chồng đối xử tệ. Chồng không cho con ra ngoài. Con tôi vừa nói vừa khóc trong thời gian rất ngắn rồi tắt máy, bởi vì cháu đợi lúc chồng đi tắm mới có thể lấy điện thoại gọi về nhà" - Cha cô, ông Thắng, nhớ lại. Còn mẹ cô thì kể: "Trước khi con tôi chết vài ngày cháu có điện về liên tục năm lần nhưng đều bị nhỡ. Chắc con định cầu cứu chuyện gì đấy nhưng hôm đó trời mưa lớn quá tôi không nghe được tiếng chuông đổ. Sau đó tôi giữ điện thoại liên tục trong người nhưng chẳng thấy con gọi về nữa".

Ông Thắng cho biết cô con gái của ông được đưa vào Bệnh viện Ðại học tôn giáo Daegu ngày 25-4-2007 trong tình trạng não bộ xuất huyết do chấn thương, sau đó năm ngày thì qua đời tại bệnh viện ngày 30-4. Ðến ngày 8-5 ông nhận được điện thoại từ đại sứ quán Hàn Quốc báo tin con ông đã chết.

"Ðến nay gia đình tôi chưa biết nhiều thông tin về vụ việc này. Con chúng tôi vì sao chết? Hài cốt bao giờ gia đình mới được nhận? Gia đình chúng tôi nghèo quá, không thể tự đi lo được chuyện hậu sự của con gái mình. Gia đình chỉ biết nhờ vào các cơ quan chức năng của hai nước giải quyết, nhưng hơn ba tháng rồi vẫn chưa biết kết quả ra sao..." - ông Thắng nói.

Mắt ông Thắng đỏ hoe khi nhắc đến lời kêu cứu của con gái trước khi chết: "Chồng con lại đánh con nữa rồi, ba ơi!".

 

 

*Cô gái trẻ bạc phận Lê Thị Kim Ðồng trong ngày cưới.

 

=END=

 

3- Tin Thế Giới 22-08-07

 

- Miến Ðiện: Biểu Tình Chống Tăng Giá Nhiên Liệu, 13 Nhà Dân Chủ Bị Bắt

 

(Rangoon - VNN) Hãng AP ngày 22-08 loan tin, nhiều trăm thành viên ủng hộ dân chủ hôm nay đã bắt đầu biểu tình trên toàn quốc phản quyết định của chế độ quân sự tăng giá nhiên liệu quá cao mà không báo trước. Hôm qua một số người biểu tình ở Rangoon phản đối tăng giá xăng, được đám đông công an thường phục theo dõi chặt chẽ, và chụp hình những người mà họ nghi cầm đầu biểu tình. Theo các nhân chứng, đến khuya công an đã bắt giữ 13 thành viên dân chủ có tham dự cuộc biểu tình. Họ là những cựu sinh viên từng bị bắt giam trong quá khứ. Các nhà dân chủ cho biết sẽ tổ chức biểu tình toàn quốc phản đối chế độ quân phiệt, chấp nhận những đe dọa hay bắt bớ. Tổ chức Mỹ vận động vì Miến Ðiện trong một thông cáo xác nhận tin này. Theo nhân chứng, cuộc biểu tình sáng nay tại Rangoon có khoảng 300 người tham dự. Họ bắt đầu đi bộ vòng ngoài thủ đô cũ Rangoon khiến nhiều người hưởng ứng tham gia. Ðây là hành động hiếm có của dân chúng phản đối công khai chế độ độc tài. Cảnh sát nổi và chìm quan sát đoàn diễn hành từ xa. Tổ chức vận động cho Miến Ðiện có trụ sở ở Hoa Thịnh Ðốn xác nhận, hầu như tất cả lãnh đạo tổ chức Sinh viên Thế hệ 88 đã bị bắt trong đêm qua. Tổng số 13 thành viên của phong trào dân chủ và các tổ chức khác cũng bị nhà cầm quyền quân sự bắt giữ trong nhiều cuộc hành quân trong đêm. Tin mới nhất do Reuters loan báo cho biết trong đêm qua lực lượng an ninh chế độ quân sự đã mở cuộc bố ráp bắt giữ các nhà đối lập bị kết tội "xúi giục gây bạo loạn". Trong số này có Min Ko Naing, Ko Ko Gyi, Min Zeya, Ko Jimmy, Ko Pyone Cho, Arnt Bwe Kyaw và Ko Mya Aye; tất cả là lãnh đạo sinh viên trong cuộc nổi dậy 1988 bị đàn áp đẫm máu. Ông Min Ko Naing đã nhận tại Âu Châu, Gia Nã Ðại và Hoa Kỳ các giải thưởng vì hành động bảo vệ nhân quyền, được thả ra khỏi nhà tù năm 2004 sau 15 năm giam giữ. Mới đây nhất vào tháng 9 năm ngoái ông bị bắt giam trong 4 tháng. Người ta ước lượng chế độ quân phiệt đang giam giữ 1.100 tù nhân chính trị, trong đó có giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi 62 tuổi, bị giam cầm trong 17 năm qua.

 

* Dân chúng Miến Ðiện biểu tình chống tăng giá nhiên liệu

 

=END=

 

- Thủ Tướng Ðức Merkel Ðến London Hội Kiến Với Thủ Tướng Gordon Brown

 

(London - VNN) Thủ tướng Ðức Angela Merkel hôm nay 22-08 đến London hội kiến với tân Thủ tướng Anh, Gordon Brown, thay thế cựu Thủ tướng Tony Blair hồi cuối tháng 6. Mục đích chuyến đi của bà Merkel nhằm thuyết phục Thủ tướng Anh tổ chức trưng cầu dân ý về bản hiến pháp Âu Châu đơn giản. Văn bản mới này do Ðức đề nghị, lúc đó đang giữ ghế chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Âu Châu. Ðây là cuộc hội kiến đầu tiên giữa Bà Merkel và ông Brown, với chủ trương phát triển quan hệ quốc tế và sức khỏe nằm trong ưu tiên hành động của ông trong buổi tuyên bố nhậm chức. Ông Brown đã bác bỏ trưng cầu hiến pháp Âu Châu được ông Blair tán đồng. Nhưng phát ngôn văn phòng Thủ tướng Anh không nói bản hiến pháp đơn giản của Liên Hiệp Âu Châu có nằm trong chương trình thảo luận giữa hai lãnh đạo Ðức và Anh hay không. 27 nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu đã chấp nhận tại Brusells vào cuối tháng 6 vừa qua về dự án Âu Châu đơn giản do Ðức đề xướng; hiến pháp Liên Hiệp Âu Châu năm 2004 đã bị cử tri Pháp và Hòa Lan bác bỏ trong cuộc trưng cầu dân ý. Từ khi lên nắm ghế Thủ tướng, ông Brown công khai bác bỏ đề nghị tổ chức trưng cầu dân ý của ông Blair về hiến pháp Âu Châu, lý luận là bản hiến pháp trước không được đưa ra bỏ phiếu. Vấn đề vẫn còn là đề tài tranh luận nóng bỏng tại Anh, gây bi quan cho Âu Châu, như cuộc thăm dò do Viện ICM thực hiện từ đầu tuần, cho thấy 80% cử tri đảng Lao động của ông Brown và 82% người Anh nói chung mong muốn tổ chức trưng cầu dân ý. Các nhà bảo thủ đối lập chính tiếp tục đòi tổ chức như lời phát ngôn trách nhiệm Âu Châu của đảng được loan trên website ePolitix.com. Sự bất đồng đã xảy ra ngay trong nội bộ đảng Lao động cầm quyền của ông Brown. Theo nhật báo Daily Telegraph số ra hôm nay 22-08, nhiều công đoàn Anh sẽ yêu cầu tổ chức tham khảo ý kiến dân chúng về hiến pháp Âu Châu trong đại hội hàng năm các nghiệp đoàn vào tháng 9.

 

Rencontre Brown-Merkel sur fond d'appel à un référendum européen en Grande-Bretagne

* Thủ tướng Ðức Angela Merkel và TT Anh Gordon Brown tại London.

 

=END=

 

- Tổng Thống Bush Thất Vọng Về Tiến Bộ Của Chính Phủ Iraq

 

(Hoa Thịnh Ðốn - VNN) Tổng Thống Mỹ George W. Bush hôm nay 22-08 bày tỏ thái độ chán nản trước chính phủ Iraq hiện nay vì không có một tiến bộ nào được thực hiện. Nhưng ông Bush nói lựa chọn lãnh đạo mới là tùy thuộc quyết định của người dân Iraq. Tổng Thống Mỹ nói rằng vấn đề cơ bản là liệu chính quyền Iraq hiện nay có đáp ứng được các nguyện vọng của người dân hay không. Nếu không thì chính người dân Iraq "phải tạo thay đổi", chứ không phải là các chính trị gia Hoa Kỳ làm việc đó. Ông Ryan Crocker, Ðại sứ Mỹ tại Iraq gọi tiến bộ của chính phủ Iraq là "quá chán nản và thất vọng" cho tất cả mọi người có liên quan.

Hôm 20-08, Thượng Nghị Sĩ (Dân Chủ) Carl Levin, Chủ Tịch Ủy ban Quân vụ Thượng Viện, đã kêu gọi Quốc Hội Iraq "thay đổi" Thủ Tướng Nouri al-Maliki. Ông hy vọng người lên thay thế sẽ tạo được hòa hợp giữa các phe phái và mang lại đoàn kết cho Iraq.

Theo hãng AP, trước những lời chỉ trích gay gắt của Mỹ, Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki phản ứng bằng tuyên bố, "không ai có quyền ấn định một lịch trình cho chính phủ ông được dân bầu". Ông al-Maliki đang công du Syria cho rằng, vì cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm tới mà các giới chức và nhà chính trị Mỹ đưa ra những chỉ trích nói trên. Trong một cuộc họp báo tại Damascus, không nêu dích danh một người nào, ông Maliki nói rằng những chỉ trích đối với chính phủ ông là "bất nhã". Liên quan tới thực địa, theo tin hãng AP, một vụ nổ bom xe xảy ra sáng nay trước một đồn cảnh sát ở Beiji, miền bắc Iraq làm 27 người chết; trong số này có 18 cảnh sát và 65 người bị thương, trong đó có 45 thường dân. Các con số này do cảnh sát và bệnh viện đưa ra.

 

President Bush

* TT Bush bày tỏ chán nản về tiến bộ của chính phủ Iraq.

 

=END=

 

- Trung Quốc: Nhiều Hãng Xưỡng Vi Phạm Luật Lệ Lao Ðộng

 

(Hồng Kông - VNN) Hãng Reuters ngày 22-08 loan tin, một tổ chức bảo vệ người Lao động có trụ sở tại Hoa Kỳ đã tố cáo "điều kiện làm việc tồi tệ và khủng khiếp" tại Trung Quốc, vi phạm luật lệ lao động, cụ thể tại 8 nhà máy làm gia công đồ chơi cho các tập đoàn đa quốc gia. Trong một bản báo cáo phổ biến ngày 21-08 sau nhiều tháng điều tra, China Labor Watch, một tổ chức thiết lập tại Hoa Kỳ viết rằng, nhiều nhà máy liên hệ làm gia công các mặt hàng cho Walt Disney, Bandai và Hasbro, "bất kể các tiêu chuẩn lao động" của nước này đề ra. Bản báo cáo ghi rõ: "Lương công nhân quá thấp, không có một quyền lợi lao động nào, môi trường làm việc đầy nguy hiểm và các điều kiện sống làm mất phẩm giá con người". Việc phổ biến bản báo cáo này diễn ra trong lúc tập đoàn Mattel của Mỹ rút 18.000.000 đồ chơi sản xuất từ Trung Quốc đã tung ra thị trường, đến các loại đồ ăn, quần áo may sãn có độc; từ nay phẩm chất các sản phẩm mang nhãn hiệu "Made in China" gây lo ngại trong dư luận nhiều nước. Bản báo cáo của China Labor Watch kết luận rằng, chính sách ngắn hạn các hãng lớn "nhắm mắt trên vấn đề an ninh, và bất kể điều kiện làm việc tại các nhà máy gia công sản xuất cho nước ngoài". Phản ứng trước bản báo cáo này, ban giám đốc Disney cho biết sẽ lấy các biện pháp nghiêm chỉnh, xem xét phẩm chất các mặt hàng gia công từ Trung Quốc, đồng thời mở cuộc điều tra. China Labor Watch kêu gọi các công ty lớn đa quốc gia mua lại các món hàng gia công với giá hợp lý và giúp họ cải thiện điều kiện lao động. Hiệp hội cũng yêu cầu phổ biến các kết quả kìểm tra tiến hành tại các nhà máy được nêu danh kể trên.

 

=END=

 

- Venezuela: Quốc Hội Bật Ðèn Xanh Cải Tổ Hiến Pháp Theo Mong Muốn Của TT Chavez

 

(Caracas - VNN) Quốc hội Venezuela do các dân biểu ủng hộ Tổng thống Hugo Chavez chiếm đa số, ngày 21-08 đã bật đèn xanh cải tổ hiến pháp cho phép Tổng thống ra ứng cử liên tục không giới hạn 2 nhiệm kỳ như được qui định trong hiến pháp hiện hành. Sau 6 giờ thảo luận, chủ tịch Quốc hội Cilia Flores loan báo rằng việc sửa đổi hiến pháp do Chavez đề nghị đã "nhận được đa số". Trong số những điều mà Chavez muốn sửa đổi là không giới hạn nhiệm kỳ của Tổng thống. Chủ tịch quốc hội Flores không xác nhận có bao nhiêu trong số 167 đại biểu của quốc hội bỏ phiếu tán đồng sửa đổi hiến pháp, nhưng chỉ giải thích rằng các điều khoản đề nghị sửa đổi được thông qua với đa số tuyệt đối. Việc thông qua chung cuộc cải tổ hiến pháp sẽ được tiến hành từ nay đến trong vòng 3 tháng tới. Sau đó văn bản đưa ra trưng cầu dân ý toàn quốc. Theo các nhà quan sát, tổng thống Venezuela xuất thân từ 1 sĩ quan nhảy dù có hành động liều lĩnh chính trị hơn cựu lãnh đạo KGB Vladimir Putin mấy bậc. Tổng thống Nga sau nhiều ngày tung bóng thăm dò sửa đổi hiến pháp để tái ứng cử, nhưng Putin không lấy quyết định giống như Chavez.

 

=END=

 

- Iraq: Trực Thăng Mỹ Rớt, 14 Quân Nhân Thiệt Mạng

 

(Baghdad - VNN) Hãng AP ngày 22-08 trích dẫn một thông báo của quân đội Mỹ tại Iraq loan tin, một trực thăng Mỹ rớt ở miền bắc Iraq làm 10 binh sĩ và 4 phi hành đoàn tất cả đều thiệt mạng. Theo thông cáo của bộ chỉ Huy Mỹ, chiếc trực thăng UH-60 Black Hawk chở 10 binh sĩ và 4 phi hành đoàn thuộc Task Force Lightning bị tai nạn trong cuộc hành quân đêm. Quân đội Mỹ xác nhận các yếu tố sơ khởi nhận được rằng phi cơ bị trục trặc máy móc chứ không hề có dấu chỉ bị trúng đạn địch. Tuy nhiên bộ chỉ huy quân sự Mỹ cho biết cuộc điều tra vẫn được tiến hành. Ðây là tai nạn trực thăng trầm trọng từ ngày 20-01 khi một chiếc Black Hawk bị rớt ở tỉnh Diyala đông bắc Baghdad làm 12 quân nhân thiệt mạng. Riêng tai nạn này quân đội Mỹ loan báo, phi cơ có thể bị trúng hỏa tiễn cá nhân của các nhóm nổi dậy từ dưới bắn lên. Số thương vong này nâng tổng số binh sĩ Mỹ chết là 3.721 người kể từ khởi đầu cuộc chiến tháng 3-2003; con số do AP ghi nhận.

 

Một máy bay Black Hawk của Mỹ chuẩn bị hạ cánh xuống Vùng Xanh, Baghdad, lúc rạng sáng

* Trực thăng Black Hawk của Mỹ.

 

=END=

 

- Bắc Hàn Ðón Nhận Viện Trợ Quốc Tế Cứu Trợ Nạn Nhân Lũ Lụt

 

(Hán Thành - VNN) Bắc Hàn đón nhận viện trợ quốc tế sau nạn lụt tàn phá nặng nề vật chất cũng như nhân mạng. Ða số viện trợ đến từ các nước do Tổ chức Lương Thực Thế giới kêu gọi sau khi quan sát thiệt hại tại chỗ. Chế độ Bắc Hàn không đủ khả năng giải quyết thiên tai. Việc cấp phát lương thực của Liên Hiệp Quốc được kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm những người thực sự có nhu cầu được cứu cấp. Chế độ cộng sản Bình Nhưỡng trước đây giành phần kiểm soát viện trợ quốc tế nhưng nay họ phải chấp nhận kiểm soát của cơ quan lương thực Liên Hiệp Quốc. Trong những năm qua, viện trợ từ bên ngoài bị giới hạn vì các tổ chức nhân đạo quốc tế không được cho phép trực tiếp cấp phát cho dân chúng có nhu cầu. Trận bão lụt, làm sụp lở đất tàn phá rộng lớn dường như quá khả năng đối phó của chế độ. Theo Bình Nhưỡng thì thiên tai tàn phá trên 11% hoa màu. Trong khi các tổ chức nhân đạo quốc tế cho biết 221 người chết, 82 mất tích, và trên 89.000 người mất hết nhà cửa. Do thiên tai giáng xuống miền Bắc, chính quyền hai nước Nam Bắc Hàn đã quyết định hoãn lại cuộc họp thượng đỉnh dự trù diễn ra vào ngày 25-08. Hôm qua 21-08 Bình Nhuỡng yêu cầu Hán Thành trợ giúp 7,5 triệu đôla để cứu trợ thiên tai; Nam Hàn hứa sẽ cứu xét.

 

North Koreans try to repair flood damage, August 2007

* Bắc Hàn bị lũ lụt tàn phá.

 

=END=

 

- Kết Thúc Họp Thượng Ðỉnh Mỹ - Mễ - Gia Nã Ðại, Quan Tâm Hàng Nhập Cảng

 

(Toronto - VNN) Cuộc họp thượng đỉnh Bắc Mỹ diễn ra hôm 21-08 tại Montebello kết thúc với sự quan tâm lớn của Tổng thống Mỹ George W. Bush, Thủ tướng Gia Nã Ðại Stephen Harper và Tổng Thống Mễ Tây Cơ Felipe Calderon đối với hàng nhập cảng gây nhiều rủi ro đến từ Trung Quốc. Theo AP, ngoài vấn đề tăng cường mậu dịch giữa 3 nước, các lãnh đạo cam kết tăng cường kiểm soát các hàng nhập cảng quan trọng như vật dụng và lương thực. Nhiều công ty hãng xưỡng 3 nước đều gặp vấn đề hàng nhập từ Trung Quốc dưới nhãn hiệu "Made In China". Các mặt hàng về lương thực, đồ chơi và quần áo hàng vải đã tạo ra làn sóng phản đối tại nhiều nước kéo dài tới tận nam bán cầu ở Tân Tây Lan. Ông Harper, Bush và Calderon đã đồng ý thiết lập một nhóm làm việc chung kiểm soát thực phẩm như lời bộ trưởng Y tế Gia Nã Ðại, Paul Duchesne phát ngôn bộ Y tế xác nhận. Sản phẩm như trái cây, rau quả tươi được đặt ở hàng ưu tiên kiểm soát. Ngoài ra mỗi nước có thể đặt ra tiêu chuẩn an ninh riêng để cải thiện an ninh lương thực cho mình. Trong năm qua loại rau épinard bị nhiễm virus và các loại trái cây tươi được ướp hóa chất để giữ tươi bề ngoài lâu hơn. Năm 2005 một chương trình trợ giúp phát triển tiêu chuẩn chung về an toàn thực phẩm và chia sẻ tin tức giữa các nước đã được thiết lập chiếu theo hiệp ước Ðối tác về an ninh và thịnh vượng. Nhưng theo một tài liệu mà Presse Canadienne có được bản sao cho biết, dù có luật tiếp cận và chia sẻ thông tin, ba nước không chờ đợi đạt đưọc một quyết định chung về sản phẩm an ninh về trái cây và rau.

 

Canadian Prime Minister Stephen Harper, center, stands with President Bush, left, and Mexican President Felipe Calderon

* TT Bush, ThT Stephen Harper và Calderon.

 

=END=

 

- Iran Từ Chối Các Cuộc Thanh Tra Mới Của Chuyên Gia IAEA

 

(Vienne - VNN) Hãng AFP hôm 22-08 loan tin, Iran không chấp nhận một cuộc thanh tra mới của các chuyên gia Tổ chức năng lượng hạt nhân quốc tế (IAEA) trong khuôn khổ lịch trình làm việc. Tin này được đại sứ Mỹ cạnh IAEA xác nhận. Trong khuôn khổ đồng ý giữa Iran và IAEA, Tehran trả lời về các câu hỏi chưa hoàn tất về việc ngưng chương trình hạt nhân của Iran "còn bị giới hạn". Iran không đồng ý cho thanh tra IAEA mở cuộc giám sát mới, được đại sứ Mỹ Gregory Schulte trả lời báo chí tại Vienne, trụ sở chính của cơ quan Liên Hiệp Quốc. Ông Schulte xác nhận Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây áp lực tại Hội Ðồng Bảo An bỏ phiếu một dự thảo nghị quyết thứ 3 về các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran trong trường hợp họ từ chối hợp tác với IAEA và ngưng chương trình tinh luyện uranium. Thỏa thuận giữa các giới chức Iran và IAEA về một lịch trình đã được ông Javad Vaidi, phó thư ký Hội đồng tối cao an ninh quốc gia loan báo hôm 21-08 tại Tehran trong cuộc họp báo chung với phó giám đốc IAEA, ông Olli Heinonen. Cơ quan nguyên tử năng Liên Hiệp Quốc cũng chờ đợi một sự hợp tác rộng lớn của Tehran trong việc thanh tra các nhà máy hạt nhân Iran và nhất là trường hợp nhà máy tinh luyện uranium ở Natanz và nhà máy phản ứng nước nặng xây cất ở Arak. Các chi tiết về kế hoạch làm việc chung sẽ nằm trong bản báo cáo mà Giám đốc IAEA Mohamed El-Baradei sẽ trình lên Hội đồng quản trị IAEA vào giữa tháng 8 tại Vienne.

 

Phó Giám đốc IAEA (trái) và phó trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran

* Phó GÐ IAEA, Olli Heinonen và Javad Vaidi phó thư ký Hội đồng tối cao an ninh quốc gia Iran.

 

=END=

 

- Nga Ðề Nghị Cựu Thống Ðốc Ngân Hàng Trung Ương Tiệp Khắc Tranh Ghế Chủ Tịch IMF

 

(Prague - VNN) Hãng Reuters hôm 22-08 loan tin, Josef Tosovsky, cựu Thủ tướng và cựu Thống đốc ngân hàng trung ương Tiệp Khắc được Nga đề cử làm ứng viên tranh ghế chủ tịch Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho là được nhiều nước trong vùng ủng hộ. Trong một thông cáo ông Tosovsky nói rằng: "Ðây là một vinh hạnh lớn đối với tôi khi được đề cử lãnh đạo một cơ chế tiền tệ quốc tế". Ông Tosovsky là ứng viên thứ nhì tranh ghế Tổng giám đốc quỹ IMF; người đầu là cựu bộ trưởng Tài chánh Pháp thuộc đảng Xã hội được Liên Hiệp Âu Châu ủng hộ. Danh sách các ứng viên sẽ đóng lại vào 31-08, sau đó Hội đồng quản trị sẽ chọn người kế nhiệm ông Rodrigo Rato (Tây Ban Nha) mãn nhiệm. Theo thông lệ bất thành văn, ghế lãnh đạo Quỹ Tiền tệ quốc tế do Âu Châu đảm trách, còn chủ tịch ngân hàng thế giới do Mỹ đề cử. Ông Tosovsky đã từ chức ghế thống đốc ngân hàng trung ương Tiệp khắc năm 2000, và sau đó lãnh đạo cơ chế ổn định tài chánh tại Ngân hàng các luật lệ quốc tế ở Bâle (Thụy sĩ). Có dư luận cho rằng từ khi ông Dominique Strauss Kan được đề cử làm ứng viên lãnh đạo Quỹ Tiền tệ quốc tế, không có một phản đối hay một đề cử ứng viên nào khác. Nay Nga đề cử ông Tosovsky tranh ghế này như là một phản ứng đối với Pháp trước việc Tổng thống Nicolas Sarkozy đi gần với Mỹ trong hồ sơ Iraq. Trước đây Nga, Pháp, Ðức và Trung Quốc cấu kết chống Mỹ đưa quân vào Iraq.

 

Ông Dominique Strauss-Kahn

* Úng viên IMF, Dominique Strauss Kahn được Âu Châu ủng hộ.

 

=END=

 

- Thủ Lĩnh Taleban Xác Nhận Bin Laden Vẫn Còn Sống

 

(Hoa Thịnh Ðốn - VNN) Hãng AFP ngày 22-08 loan tin, thủ lĩnh mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda, Osama Bin Laden "vẫn còn sống và sức khỏe tốt"; đó là khẳng đỉnh của một trong thủ lĩnh Taleban trong một cuốn video ghi ngày 15-06, được các chuyên gia phân tích Mỹ trong vấn đề theo dõi các nhóm khủng bố phổ biến hôm qua 21-08. Mansour Dadullah thuộc Viện Nghiên cứu Intel Center xác nhận rằng Bin Laden vẫn "còn rất khỏe và rất năng động". IntelCenter trích dẫn lời thủ lĩnh Taleban: "Tôi nhận được thông điện Bin Laden khuyến khích tôi tiếp tục chứng tỏ các chiến binh hồi giáo không suy yếu". Bin Laden bị truy lùng ráo riết sau khi Mỹ đưa quân vào A Phú Hãn lật đổ chế độ Taleban năm 2001. Quốc hội Mỹ vừa thông qua một nghị quyết tăng tiền thưởng cho ai bắt giữ hay hạ sát Bin Laden với tiền thưởng tăng gấp đôi ban đầu lên tới 50.000 triệu đôla.

 

Ben Laden est vivant, affirme un un chef des talibans dans une vidéo

* Hình Bin Laden phổ biến trên Internet ngày 15-07.

 

=END=

 

- Thủ Tướng Nhật Bản Thăm Ấn Ðộ

 

(Tân Ðề Ly - VNN) Hãng AFP ngày 21-08 loan tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công du Ấn Ðộ để thảo luận quan hệ thương mãi và hợp tác an ninh trong 3 ngày bắt đầu từ 21 và kết thúc vào ngày mai 23-08. Tháp tùng Thủ tướng Abe là 200 nhà doanh nghiệp đến thăm Ấn Ðộ hy vọng tăng gấp 3 trao đổi mậu dịch đến cuối thập niên này. Nhật Bản sẽ tài trợ nhiều dự án lên đến 100 tỉ đôla, trong đó quan trọng nhất là thiết lập đường xe lửa hiện đại nối liền thủ đô Tân Ðề Ly và thủ đô tài chánh Mumbai. Nhật cũng sẽ tham gia cuộc thao dượt của hải quân 4 nước trong vịnh Bengal sau chuyến công du của Thủ tướng Abe. Bộ trưởng quốc phòng Nhật sẽ đến thăm Tân Ðề Ly vào cuối tuần này. Hôm nay 22-08 Thủ tướng Nhật đọc diễn văn tại quốc hội liên bang; Tổng thống Bush và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào đã được lãnh đạo Ấn dành cho vinh dự này vào năm ngoái. Theo một số nhà phân tích, quan hệ phát triển nhanh chóng giữa Nhật và Ấn phản ảnh quan tâm hai nước trước sức bành trướng ngày càng đáng lo ngại của Trung Quốc. Nhưng thứ trưởng Ngoại giao Ấn Shivshankar Menon cho rằng: không nên có cái nhìn đơn gian hay so sánh quan hệ giữa Nhật Ấn hay Nhật Trung. Nhưng Bắc Kinh luôn quan sát kỹ trục quan hệ chiến lược Mỹ, Úc, Nhật và Ấn ngày càng được tăng cường. Chuyến viếng thăm của Thủ tướng Abe đáp lại chuyến đi của Thủ tướng Manmohan Singh vào tháng 12 năm ngoái. Nhật Bản và Ấn Ðộ chưa đúc kết được một hiệp ước về mậu dịch tự do sau 3 cuộc họp vừa qua.

 

Thủ tướng Nhật và Thủ tướng Ấn Độ tại New Delhi

* Thủ tướng Ấn Manmohan Singh đón tiếp long trọng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

 

=END=

 

**********************************

 
 
 
Home Page
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy